CPNL78: Tu hạnh nhẫn nhục


Định nghĩa của pháp nhẫn là nhẫn chịu cái mà mình không nhẫn được, mới gọi là nhẫn. Nếu mà nhẫn được những cái mà mình có thể nhẫn thì chưa có thể gọi là tu. Chẳng hạn thông thường ai cũng thích được khen cho nên khi bị người khác mắng nhiếc xỉ vả thì ai cũng nhẫn không được. Nếu mà quí vị có thể nhẫn như vậy được thì mới đem tới cái định. Chúng ta chỉ bắt đầu tu nhẫn khi chúng ta giận, chúng ta chịu không nỗi nữa. Mình phải tự kềm chế lại thì mới gọi là nhẫn.

Nếu lúc đó mình ráng nhịn mà chịu không được nữa thì mình bị thất bại. Pháp nhận của mình trật rồi, mình chưa đủ hỏa hầu để mà tu được pháp nhẫn, mình biết được mình thất bại thì cái đó mới gọi là tu.
Điều khác biệt giữa người tu là mình mắng nhiết mình biết mình sai, lúc đó mới bắt đầu tu. Người thường người ta mắng nhiết người khác mà không thấy được là mình sai thì không phải là tu.
Bất cứ trình độ nào cũng vậy, người thầy hay người tại gia, trường hợp mà khiến chúng ta mất sự bình tĩnh lúc đó mới gọi là tu pháp nhẫn.
Có nhẫn nhục thì mới được an lạc. Nếu như chúng ta lúc nào cũng nhẫn được thì chúng ta thường ở trong định. An lạc ở ngoài dục giới này mới gọi là an lạc.
Muốn tập được cái nhẫn đó, thì mình phải nhẫn chịu cái mà mình không nhẫn chịu đươc.Thường thường mình phải ý thức được rằng mình phải khó chịu. Nhẫn có nghĩa là mình quyết định mình chịu khó, ai cũng bị thử thách hết. Đức Phật lúc làm vị tiên ông thì bị vua Ca Lợi xẻo tay xẻo mắt. Khi ai muốn tu nhẫn thì tự động có người khác tới thử thách. Khi thất bại như vậy rồi, quí vị lúc đó mới biết là mình thất bại, sau khi thất bại rồi thì lần sau chúng ta sẽ cố gắng hơn một tí.
Nhẫn có nghĩa là quí vị không tạo nghiệp. Trường hợp thứ nhất là nhẫn với tay chân, không xúc chạm lại với người khác. Hơn thế nữa là chúng ta nhẫn cái miệng, không chửi lại người ta. Hơn thế nữa là nhẫn bằng tâm ý, cái óc mình không có động, có nghĩa là đừng có nói trong lòng là đợi trong tương lai tôi sẽ trả đũa cho mà biết. Chẳng hạn như vợ chồng cãi vã lẫn nhau, tránh trường hợp động tay động chân, mình rút lui. Mình đừng có đánh trả người ta, thứ nhì là mình đừng có chửi bới lại người khác. Chẳng thà mình tránh tạo nghiêp. Thứ ba là tâm không có động thì mình được an lạc. Thân khẩu ý mình tránh từ từ.